Hệ thống chia các cung nhà
Các cung nhà là một phần của mặt phẳng hoàng đạo với điểm nhìn từ Trái Đất tại thời gian và địa điểm quan sát. Chúng được đánh số ngược chiều kim đồng hồ từ đường chân trời phía đông (Điểm Mọc), các cung 1 đến 6 nằm dưới đường chân trời(ban đêm), các cung 7 đến 12 nằm trên đường chân trời (ban ngày).
Để tính toán cách phân chia các cung nhà, ta cần biết chính xác thời gian, ngày tháng và địa điểm tham chiếu. Có những bất đồng về hình thái các nhà & vị trí các nóc cung tùy theo cách phân chia, từ đó sinh ra các hệ thống chia cung nhà khác nhau. Sự khác biệt giữa các hệ thống nằm ở chỗ các cung nhà tượng trưng cho đơn vị thời gian hay khoảng cách trong vũ trụ. Từ đó các hệ thống chia cung nhà chia ra thành 3 nhóm chính (có 1 số kiểu chia nhóm khác nhưng không đủ quan trọng để được thống kê)
- Elliptic Systems - Hệ thống chia nhà theo kinh độ, dựa theo Nhật thực và Nguyệt thực
- Space Systems – Hệ thống chia nhà theo không gian, lấy không gian trong vũ trụ làm nền tảng chia các cung, bầu trời sẽ được chia thành các cung bằng nhau, mỗi cung 30 độ. Phân thành các loại nhỏ hơn từ việc phân biệt giữa việc phân chia theo mặt phẳng hoàng đạo hay theo xích đạo trời (Campanus, Regiomontanus, Morinus, Meridian...)
- Time Systems – Hệ thống chia nhà theo thời gian, lấy thời gian làm nền tảng cho việc phân chia cung nhà, phân biệt thành các loại nhỏ từ vấn đề các cung được tính dựa trên các khoảng thời gian không đổi theo giờ mặt trời, mỗi cung tượng trưng cho 2 giờ trong 24 giờ di chuyển của mặt trời mỗi ngày hoặc là giờ được chia đôi thành ngày-đêm rồi chia làm 6 phần bằng nhau với các thay đổi nhỏ theo mùa và vĩ độ. (Alcabitius, Placidus, Koch, Topocentric...)
Vậy hệ thống chia cung nhà nào là tối ưu nhất? Hiện nó vẫn đang là chủ đề vẫn còn được tranh cãi trong giới Chiêm tinh học. Tuy nhiên dù tính theo cách nào, tất cả các cung trong chiêm tinh học phương Tây đều có chung các đặc điểm được các chiêm tinh gia thống nhất với nhau như sau:
- Quy tắc cơ bản của việc phân chia 12 cung nhà đồng dạng tương ứng với 12 cung hoàng đạo
- Các sự tính toán sắp xếp các cung nhà đều theo chiều ngược chiều kim đồng hồ
- Tầm quan trọng của sự kết hợp chặt chẽ của bốn điểm AC,IC,DC,MC.
Các hệ thống thông dụng nhất (mà chúng ta sẽ sử dụng sau này) bao gồm :
Placidus :
là 1 hệ thống phổ dụng ở phương Tây, phân chia cung nhà theo nguyên tắc chia đều thời gian, chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố chính là toạ độ sinh và thời điểm sinh trong năm. Nóc nhà 1 là toạ độ của đường Hoàng đạo cắt với điểm cực đông vào thời điểm ra đời của cá nhân (AC). Toạ độ nóc nhà 2 là toạ độ của đường Hoàng đạo cắt với điểm cực đông vào 2 tiếng đồng hồ sau. Tương tự như vậy tính cho các nhà tiếp theo, tùy theo thời điểm, và địa điểm mức độ chênh lệch giữa các nhân tố ngày đêm này mà dẫn tới các cung nhà có kích thước chênh lệch nhau ít hay nhiều. Người sinh càng gần xích đạo thì các cung nhà càng đều nhau. Tương tự, sinh vào thời gian gần với xuân phân thu phân, độ lệch sẽ ít (Do ngày đêm dài bằng nhau) gần đông chí hạ chí, độ lệch sẽ lớn.

Whole sign :
là hệ thống cổ được cho là lâu đời và nguyên thủy nhất, chú trọng vào các dấu hiệu hoàng đạo, với nóc cung 1 lấy từ 0 độ cung hoàng đạo chứa Điểm mọc, và các nhà khác tương tự có nóc là 0 độ các cung hoàng đạo tiếp theo. Hệ thống này hiện ít được sử dụng do nó không chú trọng vào 4 điểm Ac, Ic,Dc,Mc và vị trí các hành tinh trong các nhà.

Equal house :
cũng là một hệ thống cổ, đc dùng từ lâu đời, khi vấn đề thời gian chưa được xác định rõ ràng một cách chi tiết. Hệ thống này đơn giản chia đều 12 cung nhà là 12 phần bằng nhau lấy mốc cho cung 1 từ AC. Vì các nhà được tính toán chia đều nên ở hệ thống này IC và MC không nhất định là nóc cung nhà 4 và 10.

12 cung nhà được chia nhóm theo các yếu tố tương tự 12 cung hoàng đạo :
1.Phân nhóm theo 3 đặc tính: Các nhà Góc (Angular Houses), Các nhà Nối tiếp (Succedent Houses) và các nhà Suy yếu (Cadent Houses), mỗi nhóm gồm 4 nhà tạo thành thế đại thập tự trên lá số
- Các nhà Góc bao gồm nhà 1, 4, 7, 10 (Đồng dạng vị trí với 4 cung thống lĩnh): là nhà khởi đầu của mỗi Góc phần tư, là 4 cung nhà chứa 4 điểm quan trọng của lá là AC, IC, DC, MC. Mang đặc tính chung là những khía cạnh liên quan đến hành động, động lực. Đại diện cho Nhân sinh quan.

- Các nhà Nối tiếp bao gồm nhà 2,5,8,11 (Đồng dạng vị trí với 4 cung Kiên Định) : là cung nhà ở giữa mỗi Góc phần tư. Mang đặc tính chung là những khía cạnh liên quan đến tài nguyên, có xu hướng nghiêng về sự ổn định, là mục đích kế tiếp từ tính chất động lực từ Nhà Góc. Đại diện cho Giá trị quan.

- Các nhà Suy yếu bao gồm nhà 3,6,9,12 (Đồng dạng vị trí với 4 cung Linh Hoạt) Là cung cuối của mỗi Góc phần tư. Mang đặc tính chung là những khía cạnh liên quan đến sự tiếp thu, học hỏi thông tin và sự điều chỉnh, thay đổi và thích ứng. Đại diện cho Thế giới quan.

2. Phân nhóm theo 4 nguyên tố :
Lửa : Bao gồm nhà 1-5-9 , chủ về sự thể hiện và dấu ấn cá nhân
Đất: Bao gồm nhà 2-6-10, chủ về vật chất, tài sản và công việc
Khí: Bao gồm nhà 3-7-11 , chủ về giao tiếp và các mối quan hệ
Nước: Bao gồm nhà 4-8-12, chủ về tâm hồn và cảm xúc
3.Phân nhóm theo 6 trục :
Trục nhà 1-7 : chủ về cuộc sống, thái độ sống trong xã hội, cách một người đối nhân xử thế, tương quan giữa hợp tác & Bất hợp tác, thể hiện bản thân & xây dựng quan hệ trong xã hội.
Trục nhà 2-8 : chủ về tiền bạc, quyền lợi, tương quan giữa thứ “Tôi có” & thứ “Tôi muốn có”
Trục nhà 3-9 : chủ về trí tuệ logic IQ, tương quan giữa Suy xét & tin tưởng, Lý thuyết & Thực hành
Trục nhà 4-10 : chủ về sức đời sống cá nhân, tương quan giữa Gia đình & Sự nghiệp
Trục nhà 5-11 : chủ về sự tự thể hiện, tương quan giữa Nổi trội & Hòa đồng, Tình yêu & tình bạn
Trục nhà 6-12 : chủ về trí tuệ cảm xúc EQ, tương quan giữa thấu hiểu nhu cầu từ xã hội &thấu hiểu bản thân, giữa Stress & relax
*Đón xem bài tiếp theo: Ý nghĩa của 12 cung nhà.
BÚT XANH
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM