Giỏ hàng

HỆ MẶT TRỜI & CÁC HÀNH TINH

08/05/2025
Hành Tinh


NỘI DUNG BÀI VIẾT

    Như các bạn đã biết bản đồ sao cá nhân là biểu đồ hai chiều thể hiện vị trí các hành tinh tại thời điểm bạn sinh ra, mô phỏng lại hình ảnh của các thiên thể trong hệ mặt trời mà chúng ta sinh sống tại chính khoảnh khắc đó. Vậy để hiểu được ý nghĩa của các hành tinh trên lá số, trước hết ta cần phải tìm hiểu về cấu tạo hệ mặt trời.

    Lá số cá nhân mà chúng ta thường sử dụng, là hình ảnh được ghi nhận dưới góc nhìn từ trái đất, tất cả các loại lá số lấy theo hệ quy chiếu này đều gọi là lá số Địa Tâm (Geocentric). Tất nhiên lý thuyết này hoàn toàn không chính xác với thực tế các hành tinh xoay quanh mặt trời, tuy nhiên trong giả định ta đang nghiên cứu đối tượng trung tâm là “Con người” sống trên “Trái đất” thì thuyết địa tâm vẫn hoàn toàn hợp lý với các logic luận đoán của Chiêm tinh học – nghiên cứu những ảnh hưởng của bầu trời tác động lên con người.

    Các thiên thể được sử dụng trong lá số bao gồm:

      • Nguồn sáng (Illuminary): Mặt Trăng , Mặt Trời.
      • Các hành tinh (Planet): Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương, Sao Diêm Vương.
      • Các tiểu hành tinh (Asteroids): ít sử dụng, một số được sử dụng phổ biến như Chiron, Juno, Ceres, Pallas....
      • Ngoài các thiên thể, trên lá số còn sử dụng một số điểm toán học (không phải hành tinh) quan trọng như : Moon Nodes (la hầu, kế đô), Lilith, Part of Fortune, Vertex...

    Các hành tinh được chia thành các nhóm:

    • Hành tinh cá nhân (Personal Planets): gồm Mặt Trời, Mặt Trăng, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Thủy đại diện cho nét tính cách, chức năng, hoạt động đặc trưng có ý thức của cá nhân.
    • Hành tinh xã hội (Social Planets): gồm Sao Mộc và Sao Thổ, đại diện cho ý thức xã hội của một cá nhân.
    • Hành tinh thế hệ (Generational Planets): hay còn gọi là hành tinh vòng ngoài, gồm Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và Sao Diêm Vương. Nó đại diện cho sinh hoạt nằm ngoài ý thức của một cá nhân, do các hành tinh nhóm này chuyển động rất chậm, nằm ở một cung hoàng đạo từ 7 năm (Sao Thiên Vương) đến 20 năm (Sao Diêm Vương) Vậy nên nó trở thành đặc trưng cho cả một thế hệ.

    Thế của các hành tinh:

    Lý thuyết cho rằng, mỗi hành tinh sẽ có những vị thế khác nhau trong mỗi cung hoàng đạo, có những cung Hoàng đạo đặc biệt phù hợp với tính chất của hành tinh khiến hành tinh dễ dàng biểu hiện các đặc tính của mình hơn.

    • Kí hiệu Dom (Dominant) : Hành tinh rơi vào khu vực đắc địa, nơi hành tinh làm chủ, khá thuận lợi cho hành tinh biểu hiện các chức năng của mình.
    • Kí hiệu Exal (Exaltation) : Hành tinh rơi vào khu vực vượng địa, nơi hành tinh thuận lợi và được hỗ trợ nhiều nhất để biểu hiện các chức năng của mình.
    • Kí hiệu Detr (Detriment) : Hành tinh rơi vào khu vực tù địa, khu vực đối nghịch với Exal, là nơi hành tinh bị ức chế hoạt động, khó biểu hiện chức năng của mình nhất.
    • Kí hiệu Fall (Fall) : Hành tinh rơi vào khu vực hãm địa, khu vực đối nghịch với Dom, là nơi hành tinh không thuận lợi, khó khăn để biểu hiện chức năng của mình nhất.
    • Chủ tinh (Ruler Planets) Mỗi hành tinh được quy ước là chủ tinh cho các cung Hoàng đạo như sau :
      • Mặt trời-Sun: chủ tinh cung Sư Tử
      • Mặt trăng-Moon: chủ tinh cung Cự Giải
      • Sao Thủy-Mercury: chủ tinh cung Song Tử, Xử Nữ
      • Sao Kim-Venus: chủ tinh cung Kim Ngưu, Thiên Bình
      • Sao Hỏa-Mar: chủ tinh cung Bạch Dương, Bò Cạp (cũ)
      • Sao Mộc-Jupiter: chủ tinh cung Nhân Mã, Song Ngư (cũ)
      • Sao Thổ-Saturn: chủ tinh cung Ma Kết, Bảo Bình (cũ)
      • Sao Thiên Vương-Uranus: chủ tinh cung Bảo Bình (mới)
      • Sao Hải Vương-Neptune: chủ tinh cung Song Ngư (mới)
      • Sao Diêm Vương-Pluto: chủ tinh cung Bò Cạp (mới)

     

    Các trạng thái của hành tinh

    • Nghịch hành (Retrograde) : Là hiện tượng các hành tinh chạy giật lùi theo chiều kim đồng hồ trên đường Hoàng đạo. Thực ra các hành tinh vẫn di chuyển bình thường nhưng do tương quan vận tốc giữa trái đất và các hành tinh khi cùng quay quanh mặt trời với góc nhìn từ trái đất. Mặt trời và mặt trăng không bao giờ nghịch hành. Moon node luôn luôn nghịch hành. Trong lúc “Nghịch hành” bên cạnh hành tinh trên bản đồ sao và trên lịch thiên văn có ký hiệu chữ R.


    •  Thuận hành (Direct) : sau thời gian nghịch hành, các hành tinh trở lại quỹ đạo bình thường, trên lịch thiên văn có ký hiệu D.
    • Bất động (Station) : thời điểm ngay trước khi nghịch hay thuận hành, hành tinh dường như đứng yên 1 chỗ không di chuyển trên bầu trời. Khi một hành tinh bất động, trên lá số sẽ có chữ "s" bên cạnh.
    • Hồi vị (Planet Return): transit của một hành tinh đi hết vòng trở về đúng vị trí của nó trên lá số gốc.

    BÚT XANH

    0.0           0 đánh giá
    0% | 0
    0% | 0
    0% | 0
    0% | 0
    0% | 0
    HỆ MẶT TRỜI & CÁC HÀNH TINH

    Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

    Gửi ảnh thực tế

    Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

    ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

    • Lọc theo:
    • Tất cả
    • 1
    • 2
    • 3
    • 4
    • 5
    Chia sẻ

    Bài viết liên quan